Có tài liệu về tài sản cố định của DN Đức Anh trong kỳ như sau: (Đơn vị: 1.000 đồng):
1. Ngày 1/4: Nhượng bán 1 thiết bị sản xuất, nguyên giá 200.000, đã khấu hao 120.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 12%. Giá bán (cả thuế GTGT 10%) của thiết bị là 66.000, người mua ký nhận nợ.
2. Ngày 6/4: Đơn vị đem góp vốn liên doanh dài hạn với doanh nghiệp X một tài sản cố định của phân xưởng sản xuất. Nguyên giá 180.000, đã khấu hao 70.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%. Hội đồng liên doanh thống nhất xác định trị giá vốn góp của tài sản cố định này là 120.000.
3. Ngày 11/4: Mua một tài sản cố định sử dụng ở phân xưởng sản xuất. Giá mua chưa có thuế 240.000, thuế GTGT 10%. Tiền hàng đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Các chi phí mới trước khi dùng chi bằng tiền mặt 4.000. Được biết tỷ lệ khấu hao tài sản cố định này là 15% năm và tài sản này đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển.
4. Ngày 17/4: Người nhận thầu (Công ty Q) bàn giao 1 dãy nhà văn phòng dành cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, dự kiến sử dụng trong 25 năm. Tổng số tiền phải trả cho Công ty Q (cả thuế GTGT 10%) là 440.000. Tài sản cố định này được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đơn vị đã thanh toán cho Công ty Q 80% bằng chuyển khoản.
5. Ngày 21/4: Mua một dây chuyền sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất. Giá mua phải trả cho Công ty K theo hóa đơn (cả thuế GTGT 10%) là 330.000 đã thanh toán bằng chuyển khoản, dự kiến sử dụng trong 20 năm. Nguồn vốn bù đắp lấy từ quỹ đầu tư phát triển.
6. Tổng số khấu hao trích trong tháng 3/N của đơn vị là 65.000; trong đó được phân bổ như sau:
- Khấu hao tài sản cố định dùng cho bộ phận sản xuất: 50.000.
- Khấu hao tài sản cố định dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp: 15.000.
Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
2. Lập bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 4/N.
Bài 2.4:
Tại DN Hải Anh sản xuất trong tháng 12/N có tình hình về TSCĐ:
1. Xuất công cụ loại phân bổ 1 lần để sửa chữa nhỏ TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 400.000 đ
2. Sửa chữa lớn TSCĐ X , chi phí sửa chữa bao gồm:
- Xuất phụ tùng thay thế: 14.000.000đ
- Tiền mặt: 200.000đ
- Tiền công thuê ngoài phải trả chưa thuế GTGT 10%: 15.000.000đ
TSCĐ X đã sửa xong, bàn giao và đưa vào sử dụng, khoản chênh lệch giữa chi phí trích trước và chi phí phát sinh thực tế theo quy định, biết CP sửa chữa lớn đã trích trước là 40.000.000đ
3. Sửa chữa đột xuất một TSCĐ Y đang sử dụng ở bộ phận bán hàng, chi phí sửa chữa bao gồm:
- Mua ngoài chưa trả tiền một số chi tiết để thay thế giá chưa thuế GTGT 10% là 8.000.000 đ
- Tiền công thuê ngoài chưa thuế GTGT 10% là 1.600.000đ
Công việc sửa chữa đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng, chi phí sửa chữa được phân bổ làm 4 tháng, bắt đầu từ tháng này.
4. Sửa chữa nâng cấp văn phòng công ty, số tiền phải trả cho người nhận thầu 66.000.000đ, trong đó thuế GTGT 6.000.000đ. Cuối tháng công việc sửa xong , kết chuyển chi phí làm tăng nguyên giá TSCĐ.
5. Ngày 31/ 12, kiểm kê phát hiện thiếu một TSCĐ hữu hình, nguyên giá 80.000.000đ, đã hao mòn 3.000.000đ, chưa rõ nguyên nhân.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh